top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảnphguyen

Ôn thi đại học, mình đã...

Chào các bạn mình lại trở lại rồi đây, nay cũng gần tròn 1 năm mình thi đại học (thi tốt nghiệp) rồi và cũng gần 2 tháng mình tạm ngưng viết bài, lí do cụ thể thế nào mình sẽ để dành cho blog tiếp theo thủ thỉ cùng các bạn. Tại vì hôm nay, trên tinh thần là dành cái blog này cho các bạn sắp thi đại học đây nên mình sẽ cố gắng ngắn gọn và đi thẳng vấn đề luôn.


Năm trước mình thi tốt nghiệp là trong 3 ngày 8-9-10 tháng 8 năm 2020, trễ hơn mọi năm rất nhiều vì dịch covid-19. Đối với tụi mình mà nói thì việc dời lịch thi trễ lại vừa lợi mà vừa không lợi. Lợi ở chỗ là là tụi mình sẽ có thêm nhiều thời gian để ôn tập hơn, làm nhiều đề hơn, enjoy cùng bạn bè nốt những tháng cuối cùng của đời học sinh và có thêm thời gian để suy nghĩ về việc đặt nguyện vọng nữa. Nhưng chính vì được nghỉ dịch nhiều như thế nên kiến thức của mình ngày càng bị loãng đi rất nhiều, mình ôn đi ôn lại và cứ làm đề mãi. Càng học mình lại càng thấy mình bị hỗng kiến thức nhiều chỗ, thế là mình bắt đầu cảm thấy quá tải và bắt đầu thấy nghi ngờ về năng lực của mình, 2 tuần trước khi thi là quãng thời gian tâm trạng của mình trôi tuột đến tận đâu. Mình lúc đó thấy ngột, mình đâm ra cứ nghĩ mãi việc lên kế hoạch back up. Nếu mình thi dưới 18 điểm mình sẽ vô trường nào, học ngành gì, rồi nếu mình có thi được trên 22 thì mình học ngành gì là ổn. Thế là có đến hàng chục cái back up trong đầu mình, nhưng cũng trong chính khoảng thời gian đó mình nhận ra một điều là back up chỉ nên là back up, dự phòng là để mình tập trung vào cái chính và tránh rủi ro ở mức thấp nhất. Việc này mình học được (lại là) trong cuốn "Chó sủa nhầm cây" của Eric Barker, chắc mình sẽ có một bài nói về cuốn sách này mất thôi.


Đó là mình tự làm mọi thứ nó mess up lên, mình không sợ rớt đại học đến thế, nghe tới đây thì có vẻ như mình đang nói điêu nhưng sự thật là vậy. Ba mẹ mình tin mình dù thế nào thì mình vẫn ổn nên ba mẹ không quá đặt áp lực lên mình. Mình chỉ sợ mình thua bản thân mình, mình sợ khi thi điểm thấp thì lại không vào được ngành mình thật sự muốn, nhìn vào cái học phí của trường tư mà mình không dám nghĩ lung tung nữa. Thôi đậu trường công, ngành mình mong muốn, lại còn học phí ổn, rồi cái danh trường nghe cũng oách oách nữa. Thế là mình bắt đầu tập trung lại.


Mình thi khối D1- Toán, văn, anh được 26.4, cộng thêm 0.75 điểm vùng là 27,15. Mình đậu NV1, ngành Truyền thông đa phương tiện, trường KHXH&NV. Điểm mình cao không? Đối với mình, điểm như thế là thực sự cao, hơn nhiều những gì mình ước chừng và chính như thế mình mới nhận ra cách học của mình là có hiệu quả nên hôm nay mình mới dám chia sẻ kinh nghiệm ôn thi của mình đây.

Việc đầu tiên và cũng rất dĩ nhiên là các bạn phải định rõ số điểm muốn đạt được, một con số cụ thể. Việc định rõ số điểm mục tiêu như vậy dĩ nhiên bạn sẽ có chiến lược ôn tập riêng cho từng môn. Trong quá trình định rõ con điểm mục tiêu như vậy khiến bạn trở nên thực tế hơn, vì mình biết sẽ có nhiều lúc tụi mình sợ tin vào một điều gì đó, sợ chấp nhận rằng năng lực của mình chênh lệch nhiều với kì vọng mình đặt ra quá, sợ mình nói trước bước không qua. Và trên con đường ôn luyện này, không tồn tại hai chữ kì vọng nhen, vì tất cả đều phải trong dự tính của bạn. Ví dụ như năm vừa rồi mình đặt mục tiêu cho môn toán là 7.8 là từ câu 1-39/50 nên mình tập trung cho phần kiến thức nền tảng, mức độ 2, các câu bẫy. Còn 10 câu mức độ 3 còn lại mình chỉ sẽ làm các dạng hay ra và mẹo bấm máy. Trong trường hợp của mình thì mình vẫn phải làm được 4-5/10 câu mức độ 3 để trừ hao cho mấy câu sai ngu ở 39 câu trước. Cuối cùng là số điểm mục tiêu không phải là không thay đổi mà theo từng giai đoạn mà số điểm này sẽ thay đổi. Nó có thể lên và cũng có thể xuống, đúng rồi nó vẫn có thể xuống nếu như sau chừng đó cố gắng, bạn thấy nó không ăn thua, bạn đổi chiến lược, cũng không sao cả. Chẳng hạn như mình, khi mới ôn thi mình đặt mục tiêu cho môn anh là 7.2 vì lúc đó mình chưa ôn theo cấu trúc đề mà chỉ học kiến thức chung chung. Sau khi làm cỡ chừng 10 đề, mình thấy mình có thể, mình đặt lên 8.


Lời khuyên thứ hai là khi đã lên 12 rồi thì các bạn cứ tập trung toàn lực cho môn mình thi thôi đừng học đều hết các môn!!! Năm 12 mình và nhỏ bạn chuyển xuống bàn cuối ngồi, từ ngày đó tụi mình ôn thi theo đúng kế hoạch mình đặt ra. Muốn toán điểm cao thì phải ôn bài nào chắc bài đó, dạng nào kĩ dạng đó, tùy mỗi năm cấu trúc câu hỏi sẽ khác nhau nên mình cũng không nói kĩ được. Được cái mình mượn đề hocmai của bạn và tới bây giờ mình nghĩ đó là lựa chọn đúng đắn nhất của mình lúc đó. Vì hocmai chia theo từng chuyên đề, trong một bài như vậy nó sẽ chia ra rất nhiều dạng bài, theo từng cấp độ nên làm nhiều thì cũng auto quen với tư duy giải loại đó. Mình có nghỉ học thêm toán một thời gian sau khi mình thấy (với mình) cách dạy của thầy không hiệu quả với mình. Tháng cuối thầy bắt đầu giải đề mà mình cũng ôn chuyên đề xong nên mình đi học lại, từ khoảng đó đến trước ngày thi một tuần là tụi mình đã làm tổng cộng hết đâu đó hơn 25 đề (theo như mình nhớ không lầm). Và mình thi được 9.2. Thế là xong môn toán.


Môn văn là môn thứ hai mình cũng dành nhiều thời gian không kém.


Mình bắt đầu ôn văn nhiều hơn là từ năm 11, sau khi mình nhận ra (với mình) môn văn dễ kiếm điểm cho mình bù qua lại cho môn anh. Cấu trúc đề vẫn như vậy, vẫn chia làm hai phần đọc hiểu và phần làm văn. Về đọc hiểu thì nếu các bạn muốn ăn chắc điểm phần này thì chỉ có giải đề nhiều. Một điều quan trọng khi làm văn là bạn phải luôn làm dàn ý trước khi làm thành văn, mình đã từng nghe rằng 2' sau khi đọc đề xong là lúc não bạn phát huy tối đa cho việc tiếp thu thông tin đấy và ra ý tưởng nhiều nhất để giải quyết cái đề bài ấy. Thế nên là khi đã đọc kĩ đề hết rồi, đã gạch chân dưới keywords các thứ rồi, mọi thứ lúc này đã obvious rồi thì việc bạn cần làm là bắt tay vào ghi dàn bài ngay. Dàn bài này bạn chỉ cần viết nguệch ngoạc là được, miễn là nó giúp bạn hình dung ra cụ thể hướng đi nước bước và bạn cần phải làm gì là được. Tùy bài thì thời gian dành cho dàn bài sẽ khác nhau, nghị luận văn học thì có thể mất đến 7-10 phút, còn nghị luận xã hội thì chỉ cần 5' là bạn có thể xong cái outline hoàn thiện. Tại sao lại phải làm dàn bài? Nghe mình nói nãy giờ thì chắc các bạn sẽ thấy mình nói cũng giống như bao người khác quá. Nhưng thật, văn muốn điểm cao thì bạn chỉ cần siêng là được. Đợt nghỉ dịch mình đã làm được 24/40 đề đọc hiểu (27 là mục tiêu của mình nhưng mình đã nể mình của 24 bài rồi nên thôi). Giống như toán, mình học văn theo từng bài. Mỗi một bài sẽ có chừng đó luận điểm, mỗi luận điểm sẽ có chừng đó dạng đề nên cứ thế mà ôn thôi à. Năm của mình mình ôn theo sách này các bạn có thể tham khảo, https://www.fahasa.com/40-de-luyen-tap-thi-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-nam-2019-2020.html


Một mẹo nhỏ cho các bạn là khi đã biết khung giờ thi cụ thể cho từng môn thì các bạn cố gắng tập giải đề trong thời gian đó. Vd như năm Uyên thi văn là buổi sáng 7h35 thì cứ theo giờ đó tùy ngày mình sẽ giải đọc hiểu. Khi làm như vậy thì mình đã tự tạo cho não thói quen tư duy môn đó vào giờ đó và khi làm đề nào thì mình cũng set giờ cả. Đề văn mình chia thời gian ra thành riêng phần đọc hiểu 3 điểm mình làm trong 25 phút, 200 chữ 2 điểm mình làm dàn ý dưới 5' rồi ghi thành văn 20'. Thời gian còn lại mình sẽ tập trung toàn bộ cho phần làm văn 7 điểm phía dưới. Môn văn nhiều thứ để nói lắm, mình không thể nói vỏn vẹn trong 1 blog chung chung thế này được. Năm đó văn mình được 9.


Còn môn anh thì mình không giỏi đến thế nên cũng không có tips gì cao siêu để chia sẻ hết .-. mình thích anh văn không? Of course, mình thích học ngôn ngữ. Vậy mình giỏi tiếng anh không? không, tiếng anh mình ở mức bình bình, chắc cũng đủ sài, trong tương lai đương nhiên mình sẽ học nhiều thêm. Tiếng anh mình chú trọng phần nghe nhiều, nói nhiều, viết thì mình không. Và mình thi 8.2. Tiếng anh từng là lý do làm tâm lý của mình nó bất ổn một khoảng thời gian, cảm giác cố gắng mãi nhưng vẫn không lĩnh hội được là điều khiến mình bắt đầu suy nghĩ về việc mình không có khiếu ngôn ngữ. Cái gì cũng thế, một khi bạn làm mãi mà vẫn không được thì cũng đừng nghi ngờ khả năng của mình, mà hãy nghi ngờ phương cách của mình làm nó có hiệu quả không. Mình đã thử đi học kèm tiếng Pháp 1 tháng do 1 người bản địa Pháp gần nhà mình dạy, và kết quả là mình bỏ lửng vì mình không có bất cứ một động lực nào để học cả. Không bạn bè, không có chương trình dạy rõ ràng, không hiệu quả nên mình nghỉ. Hiện tại mình đang học tiếng Hàn và act cool mình học rất nhanh, cảm giác bạn từng coi phim Hàn rất nhiều nên cũng phần nào quen với ngôn ngữ đó và đến khi bạn đi học, bạn ngộ ra được bao nhiêu thứ mà nào giờ bạn vẫn lầm tưởng. Việc học tiếng Hàn buổi tối bằng một cách nào đó rất phù hợp với người night owls như mình, có giáo viên xì tin dâu vui tính hiểu học trò, có bạn bè, có thưởng có phạt, mình cũng sợ bị cấm thi nếu như nghỉ quá số buổi cho phép nên cũng đi học "khá đầy đủ" (mình nghỉ 6/7 buổi cấm thi). Vậy nên mới nói yếu tố motivate thực sự quan trọng, nó quyết định xem bạn có gắn bó lâu dài với môn học đó hay không hay trong bất cứ việc gì cũng vậy.


Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc là lời khuyên chưa bao giờ cũ cho bất cứ ai đang trong thời gian ôn thi. Các bạn đừng để stress-out quá vì tất cả những gì bạn học cũng cần có thời gian để ngấm vô não, cần dinh dưỡng để phát huy tối ưu lúc bạn cần. Đó gọi là "lùi một bước tiến năm bước". Đừng ôm đồn nhiều thứ một lúc như thế cả, theo mình nghĩ vì cho dù một ngày tụi mình có giải 5 đề anh thì cũng chẳng giỏi lên là mấy đâu vì não mình đã proceed như thế rồi. Và khi mình thi xong phát là mình đi một lèo Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà Lạt đến tận sinh nhật mình tháng 9 chẳng mấy lo về kết quả, vì mình mãn nguyện và hài lòng với tất cả những gì mình đã cố gắng thì tại sao mình không thưởng cho mình cơ chứ. Đối với mình một đợt thi đại học làm tụi mình hao tốn đi rất nhiều, nó tựa như khi bạn vừa mới trải qua một đợt bệnh nằm liệt giường vậy, thời gian, sức khỏe, lo lắng, mọi thứ. Hãy cứ tự tin với tất cả những gì mình đã học, một tinh thần thoải mái khi bước vào phòng thi thì điểm của các bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là psychology cả đấy, ai cũng biết tất cả những điều đó nhưng mình biết làm được nó là thật sự khó. Những điều mình nói ở trên không có nghĩa là năm 12 của mình cắm đầu học không thôi mà mình chơi bời cũng khá nhiều đó chứ. B8 chưa bao giờ để cho mình chán vì mọi cuộc đi chơi vẫn được xếp lịch đều đều, mình vẫn tập đàn piano, học guitar, tập yoga, sách mình đọc trong năm mình 12 nhiều hơn tất cả những năm trước, mình vẫn có thời gian để thích một ai đó và vẫn có thời gian để buồn vu vơ vậy tại sao bạn không tranh thủ thời gian này mà enjoy đi hehe. Không chỉ cố gắng mà còn phải cố gắng đúng chỗ nữa, 12h rồi thì đi ngủ đi nhé.

Lời cuối cùng mình chỉ muốn nói rằng, với tất cả những gì mình đã trải qua trong quá trình ôn thi dài dằng dẵng, mình đã hiểu và biết các bạn đã và đang cố gắng nhiều như thế nào, mình ở đây để chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm tuy cũ với người này nhưng bằng cách nào đó nó lại mới với người khác để sau những cố gắng, bạn nhận ra mình đã thắng bản thân mình. Mình hiểu, với một đứa đậu đại học suôn sẻ như mình không có tư cách gì để nói với các bạn kết quả thi không tốt rằng phải hài lòng đi, phải chấp nhận đi. Nhưng, tin mình đi, thế giới còn nhiều thứ chờ mình lắm, còn rất rất nhiều thứ quan trọng hơn như thế, thế giới không đợi mình khóc lóc hay trách bản thân. Bạn đã cố gắng (không kể kết quả có ra sao), thì mãn nguyện ít nhất là món quà dành cho bạn. Trong cuộc chơi này bạn thắng, vì giữa nhiều lựa chọn rất hấp dẫn ngoài kia, bạn chọn thắng bản thân mình cho việc học, đó vốn dĩ là một lựa chọn khó.


Cuối cùng thiệt, bản thân là một đứa học lực bình bình, được học sinh giỏi 3 năm trong suốt 12 năm đi học, không giải thưởng gì khác. Mình vẫn có thể thắng bản thân mình, vẫn làm được, vẫn đậu vào một cái lớp Truyền thông đa phương tiện toàn học sinh trường chuyên lớp chọn. Tại sao mình cứ nói mãi về đợt thi đại học của mình vừa qua? Vì đối với mình mà nói, trải qua nó rất khó khăn, mình không phải một đứa tháng cuối mới ôn thi mà kết quả vẫn tốt, mình biết năng lực của mình tới đâu. Chỉ có thể mong các bạn có được một kì thi thoải mái, mãn nguyện. Và HAPPY NEW YEAR, chúc các bạn ăn tết thật vui và nhớ ủng hộ cho những dự án mình làm trong tương lai (gửi với hiệu ứng tình yêu).

7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page